Biến chứng bệnh tiểu đường
Trả lời:1
lượt xem:1343
4 năm 3 tháng trước #1012
bởi babycute
Yêu là chết trong lòng một ít... Ka ka
Người nhà mình có người bị tiểu đường. Nếu không ăn kiêng đường lên. Cho mình hỏi biến chứng của tiểu đường sẽ kéo theo bệnh nào và làm sao để trị khỏi bệnh?
Cảm ơn!
Cảm ơn!
Yêu là chết trong lòng một ít... Ka ka
Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.
-
2019-02-28
Trả lời:1
lượt xem:1343
4 năm 3 tháng trước #1014
bởi admin.cih
Chào bạn!
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.
Đái đường do tổn thương tuyến tuỵ có 2 thể (type)
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Biến chứng của tiểu đường:
Biến chứng tim mạch
Biến chứng tim mạch thường tiến triển âm thầm, đến khi có triệu chứng (đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp…) thì bệnh đã nặng. Có đến 65% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ não ở người tiểu đường lâu năm xuất phát từ nguyên nhân này.
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới khuyến cáo: việc điều trị sớm biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường quan trọng như giảm đường huyết.
Biến chứng thần kinh
Tại thời điểm chẩn đoán đã có 50% người bệnh tiểu đường tuýp 2 bị biến chứng thần kinh. Trong đó bao gồm cả biến chứng thần kinh ngoại biên (tê bì chân tay, nóng rát, kiến bò trên da…) và biến chứng thần kinh tự chủ (nhịp tim nhanh khi nghỉ, bị táo bón, tiêu chảy đan xen…). Biến chứng thần kinh tiểu đường làm tăng nguy cơ tàn phế do gây biến dạng bàn chân (bàn chân charcot), loét chivà hoại tử chi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cùng với việc ổn định đường huyết, sử dụng Alpha lipoic acid kết hợp với một số hoạt chất sinh học từ tự nhiên có khả năng cải thiện hiệu quả biến chứng thần kinh ở giai đoạn sớm.
Biến chứng võng mạc mắt
Võng mạc mắt là một lớp mô mỏng nằm sâu trong đáy mắt. Trên bề mặt của võng mạc tập trung toàn bộ các mạch máu nhỏ (vi mạch) nuôi dưỡng mắt và các dây thần kinh thị giác. Đường trong máu tăng cao sẽ làm hư hại các mạch máu và thần kinh này.
Biến chứng mắt sẽ khiến người bệnh bị đau tức trong hốc mắt, mỏi và mờ mắt, xuất hiện nhiều đốm đen lởn vởn trước mắt, nhìn mọi vật không sắc nét. Nặng hơn là xuất huyết trong mắt, gây bong võng mạc mắt và mù vĩnh viễn.
Thân.
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.
Đái đường do tổn thương tuyến tuỵ có 2 thể (type)
- Thể phụ thuộc Insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gày nhiều và thường có nhiều biến chứng.
- Thể không phụ thuộc Insulin (type II): thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Biến chứng của tiểu đường:
Biến chứng tim mạch
Biến chứng tim mạch thường tiến triển âm thầm, đến khi có triệu chứng (đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp…) thì bệnh đã nặng. Có đến 65% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ não ở người tiểu đường lâu năm xuất phát từ nguyên nhân này.
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới khuyến cáo: việc điều trị sớm biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường quan trọng như giảm đường huyết.
Biến chứng thần kinh
Tại thời điểm chẩn đoán đã có 50% người bệnh tiểu đường tuýp 2 bị biến chứng thần kinh. Trong đó bao gồm cả biến chứng thần kinh ngoại biên (tê bì chân tay, nóng rát, kiến bò trên da…) và biến chứng thần kinh tự chủ (nhịp tim nhanh khi nghỉ, bị táo bón, tiêu chảy đan xen…). Biến chứng thần kinh tiểu đường làm tăng nguy cơ tàn phế do gây biến dạng bàn chân (bàn chân charcot), loét chivà hoại tử chi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cùng với việc ổn định đường huyết, sử dụng Alpha lipoic acid kết hợp với một số hoạt chất sinh học từ tự nhiên có khả năng cải thiện hiệu quả biến chứng thần kinh ở giai đoạn sớm.
Biến chứng võng mạc mắt
Võng mạc mắt là một lớp mô mỏng nằm sâu trong đáy mắt. Trên bề mặt của võng mạc tập trung toàn bộ các mạch máu nhỏ (vi mạch) nuôi dưỡng mắt và các dây thần kinh thị giác. Đường trong máu tăng cao sẽ làm hư hại các mạch máu và thần kinh này.
Biến chứng mắt sẽ khiến người bệnh bị đau tức trong hốc mắt, mỏi và mờ mắt, xuất hiện nhiều đốm đen lởn vởn trước mắt, nhìn mọi vật không sắc nét. Nặng hơn là xuất huyết trong mắt, gây bong võng mạc mắt và mù vĩnh viễn.
Thân.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.