Khi nào cần đặt stent mạch vành?

4 năm 6 tháng trước #1158 bởi babycute
Chào bác sĩ,

Bạn tôi bị khó thờ, tức ngực, đi khám bác sĩ bảo t8ac1 hẹp động mạch cần phải phẫu thuật can thiệp bằng cách đặt stent mạch vành. Cho tôi hỏi khi nào bắt buộc phải đặt stent và nếu chỉ điều trị bằng thuốc có được không?

Tư vấn giúp! Cảm ơn!

Yêu là chết trong lòng một ít... Ka ka

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

4 năm 6 tháng trước #1162 bởi admin.cih
Chào bạn!

Trong nhiều trường hợp, đặt stent mạch vành là giải pháp tối ưu nhất để tăng cường máu tới tim giúp giảm thắt ngực, ngăn nhồi máu cơ tim. Bên cạnh lợi ích, người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro nhất định sau đặt stent.

Khi nào người bệnh phải đặt stent mạch vành?

Không phải cứ tắc hẹp mạch vành là cần phải đặt stent. Lạm dụng phương pháp này có khi lợi bất cập hại. Dưới đây là một số tiêu chí để làm căn cứ cho chỉ định đặt stent mạch vành

- Cơn đau thắt ngực ổn định không thuyên giảm kể cả khi đã sử dụng thuốc điều trị hoặc có dấu hiệu của thiếu máu cơ tim cục bộ nặng.
- Đau thắt ngực không ổn định (đau cả khi nghỉ ngơi) và không đáp ứng với thuốc giãn mạch vành, có nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Bị tắc hẹp mạch vành 70 - 80% trở lên, thường xuyên bị đau ngực, khó thở, mặc dù đã được dùng thuốc điều trị.
- Trường hợp đã đặt stent nhưng có triệu chứng tái tắc hẹp trở lại.

Tuy nhiên phẫu thuật này chỉ phù hợp với người bệnh có 1 – 2 nhánh động mạch bị tắc. Với số lượng tắc nhánh động mạch lớn hơn, nên chọn phương pháp bắc cầu động mạch vành.

Giá thành đặt stent dao động 70 đến 80 triệu đồng. Nếu bạn có bảo hiểm đúng tuyến có thể sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 45 lần lương cơ bản tương đương 62.550.000đ

Lợi ích và rủi ro khi can thiệp đặt stent

Can thiệp mạch vành qua da là phương pháp điều trị ít biến chứng và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:

- Ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông giúp phòng cơn nhồi máu cơ tim
- Giúp mở rộng lòng mạch bị tắc hẹp, cải thiện lưu lượng máu tới tim làm giảm các triệu chứng đau ngực và làm cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
- Phương pháp này ít xâm lấn giúp người bệnh nhanh hồi phục, rút ngắn thời gian ở bệnh viện

Người bệnh cần phải đặt stent khi mạch vành tắc hẹp nặng

Mặc dù đặt stent đã trở nên đơn giản nhưng vẫn là thủ thuật xâm lấn có thể xảy ra rủi ro nhất định trong quá trình can thiệp, bao gồm:

- Nhiễm trùng, đau hoặc khó chịu tại vị trí luồn ống thông.
- Dị ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc phản quang trong khi đặt. Cũng có thể xảy ra tai biến như đột quỵ, suy thận.
- Tổn thương thành động mạch gây tắc hẹp ở vị trí khác hoặc stent bung nở không hết hoặc lệch vị trí.
- Tái hẹp động mạch vành sau phẫu thuật do mô sẹo, huyết khối phát triển trong lòng stent. Đây là những biến chứng có thể làm giảm thời gian stent có hiệu lực.
- Xuất huyết do dùng thuốc chống đông
- Huyết khối xuất hiện sớm hay muộn đều là những biến chứng sau đặt stent và đều trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả điều trị, làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp trở lại.

Cách làm giảm nguy cơ tắc hẹp mạch vành

Sử dụng thuốc và tái khám định kỳ

Đây là cách tốt nhất để đảm bảo thời gian stent có thể phát huy hiệu quả tối ưu nhất
- Nên uống thuốc đúng loại, đủ liều theo chỉ định của bác sỹ
- Tái khám định kỳ và làm liệu pháp kiểm tra sau khi đặt stent.
- Đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Chế độ dinh dưỡng và lối sống

- Ăn nhiều rau củ quả tốt cho những người sau đặt stent mạch vành
- Nên ăn rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám. Ăn kiêng mỡ, muối, nội tạng động vật
- Duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát đường huyết nếu bị đái tháo đường
- Không hút thuốc, giảm rượu bia và chất kích thích vì gây hại cho tim.
- Giữ tâm lý ổn định, tránh căng thẳng quá mức.
- Nên tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga,...

Thân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.