Có nên phẫu thuật thay khớp háng?
Trả lời:1
lượt xem:2013
5 năm 3 tháng trước #825
bởi cam_dtn
Thưa bác sĩ, ba em 61 tuổi, bị thoái hóa khớp háng 2 năm nay, xin hỏi có làm phẫu thuật thay khớp háng được không?
Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.
-
2019-02-28
Trả lời:1
lượt xem:2013
5 năm 3 tháng trước #826
bởi admin.cih
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi về diễn đàn. Đối với tình trạng của ba bạn thì tôi có thể thông tin đén bạn như sau:
Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng phổ biến, bao gồm lấy bỏ phần chỏm của xương đùi, ổ cối của xương chậu (thay khớp toàn phần) và thay thế bằng các vật liệu nhân tạo.
Các bệnh lý có thể phải thay khớp háng bao gồm:
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp nguyên phát hoặc thứ phát, sau khi bị gãy ổ cối do chấn thương, trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiểu sản khớp, trật khớp háng do chấn thương, bệnh Legg-Perthes-Calve, bệnh paget, bệnh Hemophilia.
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
- Viêm mủ khớp háng hoặc cốt tủy viêm do đường máu hoặc sau chấn thương, sau khi điều trị ổn định, hết vi khuẩn.
- Lao khớp háng đã ổn định.
- Bán trật hoặc khớp háng bẩm sinh.
- Khớp giả cổ xương đùi.
- Thất bại sau tạo hình khớp háng.
- U vùng cổ, chỏm xương đùi hoặc ổ cối.
- Các rối loạn khớp háng di truyền.
Rất tiếc trong thư chưa đề cập cụ thể tình trạng hiện tại của ba bạn như thế nào, vấn đề đi lại, đã điều trị ra sao. Về cơ bản, bạn nên đưa ba đi phẫu thuật thay khớp háng nếu đau kéo dài mặc dù đã điều trị bảo tồn tích cực. Đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đi lại khó khăn, nhất là lên hoặc xuống cầu thang.
Phẫu thuật thay khớp háng đã mang lại nhiều thành công, giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau, phục hồi khả năng vận động của khớp. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là sự mòn khớp, tiêu xương do phản ứng sinh học từ các mảnh vỡ, là vấn đề lớn giới hạn tuổi thọ của khớp nhân tạo. Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ, 80% khớp háng nhân tạo có thể hiệu quả được 20 năm, sau đó bệnh nhân sẽ phẫu thuật thay lại khớp háng.
Thay khớp háng nhân tạo để điều trị những bệnh lý khớp háng mà tất cả phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Do vậy bạn nên đưa ba đến bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được khám và tư vấn cụ thể.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng phổ biến, bao gồm lấy bỏ phần chỏm của xương đùi, ổ cối của xương chậu (thay khớp toàn phần) và thay thế bằng các vật liệu nhân tạo.
Các bệnh lý có thể phải thay khớp háng bao gồm:
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp nguyên phát hoặc thứ phát, sau khi bị gãy ổ cối do chấn thương, trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiểu sản khớp, trật khớp háng do chấn thương, bệnh Legg-Perthes-Calve, bệnh paget, bệnh Hemophilia.
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
- Viêm mủ khớp háng hoặc cốt tủy viêm do đường máu hoặc sau chấn thương, sau khi điều trị ổn định, hết vi khuẩn.
- Lao khớp háng đã ổn định.
- Bán trật hoặc khớp háng bẩm sinh.
- Khớp giả cổ xương đùi.
- Thất bại sau tạo hình khớp háng.
- U vùng cổ, chỏm xương đùi hoặc ổ cối.
- Các rối loạn khớp háng di truyền.
Rất tiếc trong thư chưa đề cập cụ thể tình trạng hiện tại của ba bạn như thế nào, vấn đề đi lại, đã điều trị ra sao. Về cơ bản, bạn nên đưa ba đi phẫu thuật thay khớp háng nếu đau kéo dài mặc dù đã điều trị bảo tồn tích cực. Đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đi lại khó khăn, nhất là lên hoặc xuống cầu thang.
Phẫu thuật thay khớp háng đã mang lại nhiều thành công, giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau, phục hồi khả năng vận động của khớp. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là sự mòn khớp, tiêu xương do phản ứng sinh học từ các mảnh vỡ, là vấn đề lớn giới hạn tuổi thọ của khớp nhân tạo. Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ, 80% khớp háng nhân tạo có thể hiệu quả được 20 năm, sau đó bệnh nhân sẽ phẫu thuật thay lại khớp háng.
Thay khớp háng nhân tạo để điều trị những bệnh lý khớp háng mà tất cả phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Do vậy bạn nên đưa ba đến bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được khám và tư vấn cụ thể.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.