Vì sao trẻ nhỏ say xe?

4 năm 10 tháng trước #528 bởi minhtam.vcc@gmail.com
Thưa bác sĩ,
Do quê em ở xa, mỗi dịp lễ tết phải đi xe hàng trăm cây số để về quê. Con em khi lên xe thường bị say, ói, mệt lả người.
Xin bác sĩ tư vấn cách điều trị.
Cảm ơn bs.
Hồng Thu, Kiên Giang

Cherry Nguyễn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

4 năm 10 tháng trước #530 bởi admin
Chào bạn,
Say tàu xe là một phản ứng bình thường của cơ thể trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe (bao gồm đi máy bay, tàu cao tốc, xe lửa, xe du lịch, xe buýt…), mà bản thân không thích nghi được.
Chúng ta có một bộ cảm biến chuyển động bao gồm: Tai trong, mắt và dây thần kinh ở các chi. Trong những tình huống thông thường, cả 3 bộ phận này cho chúng ta một cảm nhận đầy đủ về một chuyển động.
Tuy nhiên, do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai, khi các tín hiệu mà bộ cảm biến chuyển động này nhận được không đồng nhất với nhau thì sẽ gây ra triệu chứng say xe. Ví dụ, đi tàu xe  mà không có cửa sổ, tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).
Thông thường, cơn say xe của trẻ thông qua biểu hiện nhợt nhạt, bồn chồn, ra mồ hôi, ngáp và khóc. Kế đó, trẻ mất hứng thú với thức ăn (kể cả món yêu thích) và tiếp theo là mệt mỏi. Tất cả những triệu chứng này xảy ra cùng lúc sẽ dẫn đến hiện tượng nôn mửa. Trẻ dưới 2 tuổi thường không bị ảnh hưởng bởi chuyện say xe nên cha mẹ có thể yên tâm.
Thuốc chống say xe, dù là dạng uống hay dán, luôn được thầy thuốc khuyến cáo dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Thành phần của các loại thuốc này có tác dụng phụ rất nhiều, nhất là trẻ em dễ gặp các tác dụng phụ này hơn người lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, không nên cho bé uống thuốc say xe bằng 1/2 hay 1/3 liều dành cho người lớn được. 

Cha mẹ có thể chống say xe cho trẻ bằng cách:

- Ăn uống lót dạ trước chuyến đi và không nên ăn quá no, không nên ăn những thức ăn dầu mỡ. - Uống gừng và bạc hà vì thành phần của gừng và bạc hà có thể giúp ích trong việc làm dịu những cơn buồn nôn. Lưu ý là giã nhỏ 1 lát gừng bằng ½ ngón tay út hay vài lá bạc hà.
- Không nên để trẻ tập trung vào một vật thể khi đang trên xe như: sách, đồ chơi, màn hình điện thoại... Nếu có thể hãy mở các cửa sổ của xe cho thoáng để làm giảm bớt tình trạng say xe. Thu hút sự chú ý của trẻ bằng các trò chơi trên xe để giữ cho trẻ không tập trung quá vào một việc nào đó.
- Khi lên xe nên chú ý không ngồi gần người hút thuốc. Nếu đi xe nhà có thể dừng xe thường xuyên để trẻ nghỉ ngơi, ra ngoài và đi bộ.
Miếng dán chống say tàu xe, thông thường chỉ sử dụng được cho trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn. 

Sử dụng miếng dán say xe đúng cách như sau:

Dán một miếng thuốc phía sau tai ở chỗ da khô không có tóc trước khi khởi hành 6 - 12 giờ, đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ sẽ bóc bỏ miếng cũ đi và dán một miếng mới ở phía tai bên kia.

Nếu để miếng dán quá lâu mà không gỡ sẽ xảy ra hiện tượng quá liều, vì loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ tác động đến hệ thần kinh, khiến người dùng bị khô miệng, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn hành vi, ảo giác.
Thân mến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.