Mang thai bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi

4 years 3 months ago #1361 by Mai Jessica
Các mẹ ơi,

Mình mang thai đi khám thử nước tiểu, thử máu thì bảo bị tiểu đường cần phải tuân thủ dinh dưỡng và thăm khám định kỳ. Em muốn hỏi mẹ nào có kinh nghiệm chia sẻ với em với. Bị tiểu đường khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé?

Please Log in or Create an account to join the conversation.

4 years 3 months ago #1365 by admin.cih
Chào bạn!

Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thì thai nhi có nguy cơ như:

+ Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
+ Thai phụ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi ở những tháng cuối thai kỳ. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu hạ ở trẻ, rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời.
+ Tiểu đường về sau và thiểu năng tâm - thần kinh.
+ Thai to dễ bị sang chấn thương như gãy xương đòn, trật khớp vai.
+ Dễ suy hô hấp do insulin tăng cao làm kháng corticoids, dẫn đến giảm chế tiết surfactans, giảm sự trưởng thành của phổi.

Những yếu tố, nguy cơ gây đái tháo đường thai kỳ+ Thai phụ mang thai khi >=35 tuổi.

+ Thừa cân, béo phì (BMI>=25kg/m2).
+ Từng sinh con >= 4kg.
+ Được chẩn đoán tiền ĐTĐ trước đó.
+ Mẹ được chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ những lần mang thai trước.
+ Cha/mẹ hay anh/chị/em ruột bị đái tháo đường.
+ Thai phụ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Tất cả thai phụ cần được đi khám và sàng lọc Đái tháo đường từ 24-28 tuần tuổi thai. Ở những phụ nữ có nguy cơ cao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ sớm hơn để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì 

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu đường huyết các nên có chế độ ăn giảm lượng đường đưa vào cơ thể, cung cấp đủ năng lượng. Cụ thể như sau:
  • Nên ăn chia nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ. Tránh ăn quá nhiều ở một bữa gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
  • Thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường.
  • Gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu oliu và ăn các loại trái cây ít có vị ngọt.
Đái tháo đường thai kỳ nên kiêng gì

  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng đường huyết như: Bánh kẹo, trái cây ngọt( như Na, Mít...), kem, chè... Hạn chế ăn nhiều tinh bột.
  • Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối như: Thịt khô, mì gói, xúc xích,, đồ ăn đóng hộp....
  • Hạn chế ăn mặn, hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể <6g / ngày.
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo như: Lòng đỏ trứng, bơ, bơ sữa trâu, thực phẩm chiên xào, rán, mỡ động vật, phủ tạng động vật...
  • Hạn chế đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê... Nước ép trái cây ngọt, nước có ga, nước đóng sẵn có chứa hương liệu...
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đường, chất béo, muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất.

Thường xuyên tập luyện, vận động giúp tiêu hao năng lượng dư thừa giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và ổn định đường huyết.Những mẹ bầu không có chống chỉ định việc vận động thì nên thường xuyên tập vận động.

Tốt nhất, Bạn cũng không nên quá lo lắng mà nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được thăm khám, tư vấn, đánh giá và đưa ra những lời khuyên hữu ích.

Thân

Please Log in or Create an account to join the conversation.