Tăng huyết áp: nguy cơ của bệnh lý tim mạch

4 years 2 weeks ago #1662 by admin
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Hà Thị Kim Hồng, việc tầm soát sức khỏe tổng quát, đặc biệt là các bệnh tiểu đường, cao huyết áp là vô cùng quan trọng bởi chúng có nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch. 

Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu. Các yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch máu thường gắn bó với nhau là: Tăng huyết áp, tuổi tác, stress, thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đường, lười vận động, nồng độ cholesterol máu tăng, hút thuốc lá... Càng nhiều yếu tố, mức độ nguy cơ càng cao.

Triệu chứng tăng huyết áp
  • Đa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
  • Một số có triệu chứng nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt, buồn nôn, mặt phừng đỏ, mây mù trước mắt, tê tay nhất thời, ruồi bay trước mắt, tiểu đêm, đau bụng hoặc đau ngực, khó thở.

Giảm 50% gói khám sức khỏe tổng quát
Bệnh viện Quốc tế City chúng tôi CHIA SẺ nỗi lo kinh tế với Bạn và Gia đình thông qua chương trình GIẢM 50% CÁC GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG_QUÁT. Giá chỉ từ 1,550,000Đ. Áp dụng đến 31/10/2020.
Liên hệ: 0939 721 668

Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết ápĐể điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây:
  • Đưa được huyết áp về mức qui định.
  • Thay đổi lối sống và dùng thuốc.
  • Điều trị các bệnh khác đi kèm theo.
Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác.

Các bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ tăng huyết áp
  • Đã bị tai biến mạch máu não dù nặng hay nhẹ.
  • Bệnh tim do thiếu máu cơ tim cục bộ dưới các mức độ: cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Đã bị suy tim, suy thận…
  • Các dạng bệnh mạch máu ngoại biên.
Khi đã xác định được tất cả các yếu tố tác động xấu thêm bệnh tăng huyết áp. Chúng ta phải có thái độ điều trị tích cực các yếu tố này.

Thay đổi lối sống để giảm huyết áp
  • Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.
  • Nên ăn lạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
  • Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…
  • Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…
  • Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.
  • Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
  • Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.
  • Bỏ hẳn hút thuốc lá.
  • Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu.
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.

Please Log in or Create an account to join the conversation.