Đối phó với bệnh nhiệt miệng sau Tết

2019-02-15 06:57:52

Thứ sáu, 15/01/2019

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là căn bệnh thường gặp ở khoang miệng một trong những vấn đề sức khỏe khá quan trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mọi người nếu không may mắc phải.

Hiện tượng nhiệt miệng xảy ra nhiều ở sau Tết, vì Tết là thời điểm nhiều người không quan tâm nhiều đến việc kiêng cữ ăn uống nên hay ăn các chất cay nóng, chua, đồ rán, nướng… khá nhiều. Và chính vì mọi người thường chủ quan cho rằng đây không phải là một bệnh nặng nên nhiều người vẫn thường mang tâm lý bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày. Nhưng ít ai biết được rằng nhiệt miệng còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm và đối với những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường giao tiếp thì nhiệt miệng luôn là nỗi ám ảnh khiến bạn khổ sở, khó chịu mỗi khi ăn uống hay giao tiếp.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

  • Thường xuyên ăn đồ cay, nóng hoặc gia vị có tính nóng như: Gừng, tỏi, ớt…
  • Sử dụng đồ uống có cồn, có chứa cafein.
  • Chấn thương miệng nhỏ từ vết trầy xước do đánh răng.
  • Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
  • Thiếu vitamin thiết yếu, đặc biệt là B-12 , kẽm, folate và sắt.
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Căng thẳng cảm xúc hoặc thiếu ngủ.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Cách chữa nhiệt miệng thông thường 

  • Pha nước súc miệng bằng muối loãng, mỗi ngày súc miệng 1 đến 2 lần.
  • Tránh ăn các đồ chua, cay, rán, nướng… khiến vết thương lan rộng, lâu se miệng.
  • Uống nước chè thường xuyên hoặc sau khi uống trà túi lọc, giữ lại túi lọc và ngậm trong miệng, để chất tannin trong túi lọc trà làm giảm viêm và sẽ miệng vết thương mô mềm.
  • Ngậm 1 thìa mật ong nguyên chất, bôi nhẹ lên vết loét và để vài giờ đồng hồ, sau đó súc miệng bằng baking soda hoặc nước chè.
  • Thoa dầu dừa lên vị trí nhiệt miệng, vài lần trong ngày, tốt nhất là trước khi đi ngủ.

Theo chia sẻ của BS Lê Quốc Tú – Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng – Bệnh viện Quốc tế City: “Loét miệng cũng có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn mà ít tai quan tâm, chẳng hạn như: Bệnh celiac (một tình trạng cơ thể không thể dung nạp gluten); Bệnh viêm ruột; Đái tháo đường; Bệnh Behcet (một tình trạng gây viêm khắp cơ thể); HIV / AID”.

Bạn nên tìm gặp bác sĩ khi nào?

  • Loét miệng lớn bất thường.
  • Loét miệng mới trước khi những người cũ chữa lành.
  • Vết loét kéo dài hơn ba tuần.
  • Vết loét không đau.
  • Loét miệng kéo dài đến môi.
  • Cơn đau không thể kiểm soát được bằng thuốc không kê đơn hoặc thuốc tự nhiên.
  • Vấn đề nghiêm trọng về ăn uống.
  • Sốt cao hoặc tiêu chảy bất cứ khi nào vết loét xuất hiện.

 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8085) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity

 

 

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý