Alobacsi - Nội soi tiêu hóa là “con mắt thần kỳ” giúp phát hiện các bệnh lý về tiêu hóa từ viêm nhiễm cho đến ung thư. Vậy khi nào nên nội soi, cần lưu ý gì khi thực hiện phương pháp này? Hãy theo dõi cuộc tư vấn của ThS.BS Nguyễn Phước Lâm - Trưởng khoa Nội Soi Bệnh viện Quốc tế City lúc 14g, chiều 15/8 trên AloBacsi.

ThS.BS Nguyễn Phước Lâm - Trưởng khoa Nội Soi, Bệnh viện Quốc tế City.

Hầu như người Việt nào cũng có bệnh lý về đường tiêu hóa. Thường gặp nhất là viêm dạ dày, nhiễm Helicobacter pylori (Hp), trào ngược thực quản, viêm đại tràng… Đa số bệnh này không khó điều trị song nhiều người xem nhẹ hoặc ngại đi khám nên bệnh diễn tiến tới mức nặng.

Thậm chí, nhiều trường hợp để diễn tiến đến ung thư đường tiêu hóa. Đây là loại ung thư nguy hiểm bởi bệnh thường khởi phát với các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khiến đa số người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện ung thư đã ở giai đoạn muộn.

Theo thống kê, ở Việt Nam ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ cao trong các loại ung thư (khoảng 20%). Ung thư đại tràng chiếm từ 10 đến 15%. Ung thư dạ dày và đại tràng thường gặp hơn so với những cơ quan khác, song nếu được phát hiện sớm khả năng chữa khỏi hoàn toàn rất cao.

Chính vì vậy, việc tầm soát bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp CT hay MRI rất tốn kém nhưng ít giá trị chẩn đoán bệnh về ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột, đại tràng, trực tràng), X-quang bơm baryt (thuốc cản quang) có thể áp dụng trong một số trường hợp nhưng độc hại và không chính xác bằng nội soi.

Đến nay nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, trực tràng, đại tràng là phương pháp an toàn, chính xác và hữu hiệu nhất để chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. Quan sát hình ảnh trên máy soi giúp bác sĩ biết được các bất thường đang xảy ra bên trong ống tiêu hóa. Từ đó có thể chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Thế nhưng hầu hết người bệnh thường hình dung hoặc nghe đồn đại, rằng nội soi là có thể bị ói, bị đau, nguy cơ nhiễm chéo vì dụng cụ nội soi không được tiệt trùng triệt để, thuốc mê trong nội soi làm giảm trí nhớ, thậm chí có trường hợp sốc thuốc mê hay sốc phải vệ… đã tạo tâm lý không dám nội soi. Vậy sự thật như thế nào?

Trước dồn dập các thắc mắc về nội soi tiêu hóa, AloBacsi đã mời ThS.BS Nguyễn Phước Lâm - Trưởng khoa Nội soi Bệnh viện Quốc tế City giao lưu trả lời trực tiếp cùng bạn đọc xung quanh chủ đề “Nội soi tiêu hóa: Dạ dày và tá tràng” vào lúc 14g, thứ tư, ngày 15/8/2018.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi bằng các hình thức:

  • Qua email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
  • Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi hoặc Fanpage Bệnh viện Quốc tế City.
  • Hỏi bác sĩ trả lời hoặc liên hệ hotline 08983 08983.

 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm số 8507) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/