Có một bệnh lý rất thường gặp, tuy không phải một bệnh mang tính chất cấp tính, nhưng nó gián tiếp làm người bệnh có nguy cơ bị tàn phế, đó chính là thoái hóa khớp.
Nói đến thoái hóa khớp thì trong xã hội hiện đại ngày này thì có 3 bệnh liên quan tới thoái hóa khớp hay gặp nhất đó chính là: Thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp cột sống cổ.
Theo các chuyên gia thì thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Khi vận động, xương bị cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Chúng tôi vừa nhắc đến một triệu chứng rất điển hình của thoái hóa khớp gối, đó là đau nhức. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh nhầm lẫn triệu chứng đau này với các bệnh lý khớp khác, như viêm khớp chẳng hạn. Vậy đặc điểm nào giúp ta có thể nhận biết, chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối?
TS.BS. Phạm Chí Lăng, Trưởng Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh viện Quốc tế City, cho biết: Chúng ta bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn sớm thì chúng ta vẫn đi đứng gần như bình thường không cảm thấy đau. Tuy nhiên chúng ta sẽ cảm thấy đau khớp gối ở 1 số tư thế hay 1 số sinh hoạt ví dụ như: khi chúng ta ngồi xổm đứng lên thì chúng ta sẽ thấy khớp gối đau nhói lên, chúng ta phải đứng 1 lúc mới đi được. Hoặc là chúng ta lên cầu thang thì thấy khó khăn. Nếu chúng ta không chữa gì cả thì bệnh tiếp tục tiến triển tới giai đoạn sau thì khi đó chúng tôi gọi là giai đoạn trung bình. Khi đó chúng ta sẽ thấy đau khớp gối, chúng ta đi trên đất bằng cũng thấy đau rồi. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển nhiều hơn nữa đến giai đoạn muộn chúng tôi phân loại thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng, giai đoạn này đi đứng trở thành khó khăn rồi. Chúng ta chỉ có thể đi vài chục – trăm mét trở lại, đi khập khiễng, và cần uống thuốc giảm đau thường xuyên. Về nguyên nhân của bệnh, bệnh thường xuyên xảy ra ở người có tuổi.
Vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp gối còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Bệnh thoái hóa khớp gối được chia ra làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sớm: Đây là giai đoạn khớp gối mới bắt đầu khởi phát.
- Giai đoạn giữa: Khi chụp X – quang ở giai đoạn này, hình chụp có thể cho thấy xương phát triển, sụn bình thường và không gian giữa xương cũng bình thường nên không xảy ra hiện tượng cọ sát.
- Giai đoạn nặng: Trong giai đoạn này người bệnh sẽ gặp phải biểu hiện co cứng khớp, đau nhức và không thể đi lại.
Bệnh thoái hóa đầu gối khi không được điều trị kịp thời có thể gây giảm thiểu chức năng vận động. Chẳng hạn như cứng khớp, đi lại khó khăn, thậm chí nhiều người phải sử dụng nạng để nâng đỡ. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên bị cơn đau nhức hành hạ, dẫn đến trường hợp đi lại khó khăn. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối cũng gây ra biến dạng khớp, chi dưới có thể bị vẹo hoặc cong. Một số trường hợp còn bị teo cơ, tàn phế phải ngồi xe lăn.
Chính vì vậy mà các bác sĩ khuyến cáo, khi có những biểu hiện bất thường ở khớp gối cần đến khám chuyên khoa sớm để được điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối là gì?
Khi bệnh ở giai đoạn sớm thì chỉ cần thay đổi lối sống tốt cho sức khỏe xương khớp, uống thuốc kết hợp với vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn ở giai đoạn nặng thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp gối với mục đích giảm đau, cải thiện chức năng vận động và phục hồi các chức năng khác của khớp.
Theo TS.BS. Phạm Chí Lăng, nếu chúng ta bị ở giai đoạn nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc uống và tập vật lý trị liệu, kết hợp với giảm cân.
Còn nếu ở giai đoạn trung bình thì lúc đó cần làm những biện pháp mạnh tay hơn như tiêm trong khớp những loại thuốc làm tăng độ trơn trong khớp, giúp các sụn khớp được tái tạo lại, kết hợp với tập vật lý trị liệu.
Nếu ở giai đoạn nặng hơn nữa thì cần phải nội soi khớp gối, kết hợp tiêm trong khớp. Và cuối cùng nếu chúng ta bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng lúc đó thì rất là đau rồi thì khi đó chỉ còn 1 phương pháp đó là thay khớp gối nhân tạo. Đó là phẫu thuật nhằm cắt bỏ đi phận sụn khớp đã bị hư và thay vào đó bằng khớp nhân tạo làm bằng hợp kim đặc biệt có thể đặt vào trong khớp lâu dài
Được biết, thời gian qua, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quốc tế City đã tiếp nhận điều trị và phẫu thuật thành công cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn nặng. Tuy nhiên, cũng theo TS.BS Phạm Chí Lăng, không phải trường hợp đau khớp nào cũng phải phẫu thuật thay khớp. Bác sĩ phải khai thác tiền sử bệnh, xem xét các kết quả cận lâm sàng như phim chụp X-quang, xét nghiệm… từ đó bác sĩ sẽ đánh giá xem phẫu thuật thay khớp gối có phải là phương pháp tốt nhất giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân hay không.
Hi vọng rằng, bài viết này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp gối, và có thêm một địa điểm tin cậy để có thể chữa trị nếu không may mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
Đặc biệt từ nay đến hết 30/6/2021, dịch vụ phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng tại Bệnh viện Quốc tế City chỉ còn 150 triệu đồng, tiết kiệm 15 triệu so với giá cũ. Chi phí trọn gói bao gồm 7 ngày nằm viện và có áp dụng BHYT, Bảo hiểm y tế tư nhân… Bệnh nhân ở TP.HCM được hỗ trợ xe đưa về tận nhà với chi phí khoảng 200.000 đồng khi xuất viện.
Để biết thêm thông tin, quý vị có thể liên hệ hotline (028) 6280 3333 hoặc 0906 48 31 34.
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ CITY
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM. (Cạnh Aeon Mall Bình Tân)
Hotline: 028.6280.3333.
ĐT đăng ký và tư vấn: 0906 48 31 34
Website: https://cih.com.vn/