2019-08-16 03:40:21
Sỏi thận là một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Sỏi thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận… thậm chí dẫn đến tử vong.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là hiện tượng các chất hòa tan khi quá đậm đặc thì kết tủa lại và khi bị lắng đọng thì tích tụ lại thành sỏi. Nếu hạt sỏi nhỏ có thể được đẩy ra ngoài. Nếu sỏi lớn sẽ cọ sát vào thành đường tiểu, và có thể kẹt lại chỗ hẹp và to dần lên.
Sỏi thận có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Đầu tiên là việc cá nhân đó uống không đủ nước hoặc bị dư thừa một số chất qua ăn uống, do yếu tố thể tạng, bẩm sinh dẫn đến lượng nước tiểu ít và đậm đặc. Ngoài ra, những người có tình trạng thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, dư đạm động vật cũng có nguy cơ mắc phải sỏi thận rất cao. Tương tự như thế với những bệnh nhân có các bệnh lý hoặc bị dị tật đường tiết niệu như hẹp cổ bể thận, hẹp lổ tiểu, bướu tiền liệt…
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thái Hà đang tư vấn khám bệnh cho bệnh nhân tại Bệnh viện Quốc tế City.
Triệu chứng – Dấu hiệu
Theo bác sĩ BSCKI Nguyễn Thị Thái Hà của khoa Tiết Niệu tại Bệnh viện Quốc Tế City: “Sỏi thận khởi phát rất âm thầm và không có dấu hiệu rõ ràng. Trừ khi bệnh nhân thực hiện Xét nghiệm nước tiểu có máu, tế bào viêm, tinh thể… hoặc siêu âm hay X-quang vô tình phát hiện sỏi, thận chướng nước”.
Khi mắc phải bệnh, hạt sỏi bị tắc nghẽn thì thường gây ra cơn đau quặn thận hay tiểu nhiều lần. Khi sỏi cọ sát thì gây ra tiểu máu (đỏ). Khi có nhiễm trùng thì tiểu lợn cợn hay đục kèm sốt. Khám thấy đau khi chạm thận hay vị trí sỏi.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa việc sỏi hình thành bên trong thận, Theo bác sĩ Hà khuyến cáo: “Cần uống nước đủ và đều, thường từ 1,5 đến 2 lít nước/ ngày. Có chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…”.
Ngoài ra, tình trạng dư hay thiếu can-xi, theo bác Khoan:“Đều làm tăng nguy cơ sỏi thận. Mỗi cá nhân nên bổ sung một lượng can-xi là 500mg trước bữa ăn. Tổng cộng trong 1 ngày cần cung cấp 1-1,2g can-xi.”
Điều trị:
Tùy kích thước, vị trí, cấu tạo của sỏi mà các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Quốc tế City sẽ có nhiều phương pháp giải quyết. Có thể điều trị thuốc với các loại sỏi nhỏ để tống sỏi ra ngoài, giảm đau, phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, đối với các sỏi không phù hợp điều trị nội khoa thì cần can thiệp bằng nhiều phương tiện hiện đại:
– Nội soi niệu quản tán sỏi bằng laser. Không cần phải mổ, chỉ cần lưu viện một ngày.
– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng song xung (ESWL).
– Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da (PCNL) nếu sỏi quá lớn.
Thông tin giới thiệu bác sĩ Nguyễn Thị Thái Hà:
Bác sĩ Nguyễn Thị Thái Hà tốt nghiệp y khoa tại Đại học Y Dược và hoàn thành chuyên khoa I về Tiết niệu trong năm 2005. Sau đó, bác sĩ công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy và các BV trực thuộc tập đoàn BECAMEX nơi Bác sĩ được biết đến từ kinh nghiệm điều trị các bệnh lý về tiết niệu. Hiện tại bác sĩ Hà công tác tại Khoa Niệu Bệnh viện Quốc tế City.
Xem thêm tại đây: https://cih.com.vn/khoa-lam-sang/445-bs-ck1-nguyen-thi-thai-ha.html
Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8242) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn.