Cholesterol là một phụ chất, giống như chất béo được tìm thấy trong thành tế bào của con người. Cơ thể con người tạo ra cholesterol nhưng nó cũng đến có trong thực phẩm có nhiều chất béo động vật như trứng, phô mai và thịt.

Nhưng các Cholesterol không được tạo ra như nhau mà chia thành hai loại:

  1. Cholesterol tốt hoặc lipoprotein mật độ cao (HDL) giúp giữ cho các động mạch không bị tắc nghẽn.
  2. Cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp (LDL) có thể tích tụ và gây tắc nghẽn trong động mạch.

Triglyceride là chất béo do gan sản xuất. Chúng có thể gây ra các loại vấn đề sức khỏe tương tự như Cholesterol xấu.

Qua thời gian, cholesterol tích tụ tạo thành mảng bám có thể thu hẹp các mạch máu. Về sau, các mảng bám gây ra cứng khớp, còn được gọi là xơ vữa động mạch. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh mạch máu, đột quỵ, đau tim, phình mạch và các vấn đề đe dọa tính mạng khác.

Những chỉ số quan trọng cần lưu ý:

  • Tổng lượng cholesterol nên ở dưới mức 200.
  • Cholesterol tốt (HDL) phải trên 60.
  • Cholesterol xấu (LDL) phải thấp hơn 130.
  • Triglycerides nên thấp hơn 150.

Tại sao nên dùng Statin để kiểm soát cholesterol?

Tất cả các loại xơ vữa động mạch được cải thiện khi bệnh nhân dùng Statin. Tác dụng phụ tương đối hiếm và nếu một bệnh nhân không dung nạp được một loại statin, có nhiều loại khác nhau có thể được thử.

Statin là gì?

Statin hoạt động như điểm kiểm soát chính trong quá trình chuyển hóa huyết thanh cholesterol. Đặc biệt khi cholesterol xấu cao, nguy cơ đau tim và đột quỵ cao.

Cách sinh hoạt có thể thay đổi chỉ số Cholesterol không?

Câu trả lời là CÓ. Kể cả một thay đổi nhỏ trong sinh hoạt có thể tác động đến bệnh lý mạch máu. Ví dụ như giảm 4 kg có thể giúp giảm lượng Cholesterol xấu từ 5% đến 8%.

Nếu thay đổi cách sinh hoạt là chưa đủ để thay đổi chỉ số sức khỏe, thuốc điều trị có thể hữu ích. Tổng mức cholesterol cao ở biên (giữa 150-199 mg/dl) hoặc cao (200mg/dl trở lên) có thể yêu cầu điều trị với một loại thuốc statin.

Ai được lợi từ thuốc Statin?

Những người có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ do cholesterol cao.

  • Bệnh nhân bị xơ cứng động mạch, khó cung cấp máu giàu oxy lên não hoặc chân.
  • Trong phẫu thuật mạch máu, có ít biến chứng hơn cho bệnh nhân.

Statin ảnh hưởng đến mảng bám trong mạch máu?

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng Statin không chỉ ngăn mảng bám trở nên tồi tệ hơn mà còn có thể làm giảm mảng bám trong động mạch chân. Các nghiên cứu này cũng cho thấy các Statin giữ cho mảng bám ổn định nên ít có khả năng vỡ ra và hình thành cục máu đông gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Statin cũng cải thiện chức năng của các tế bào bên trong động mạch.

Statin có tác dụng phụ không?

Một vài tác dụng phụ của statin đã được ghi nhận kể từ khi được giới thiệu 40 năm trước. Tác dụng phụ thường thấy chẳng hạn như đau cơ và chuột rút, có thể tránh được bằng cách dùng loại statin khác. Tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được chúng, bao gồm:

  • Tổn thương gan. Tình trạng hiếm gặp này không gây ra triệu chứng, vì vậy phải thực hiện các xét nghiệm khi bệnh nhân bắt đầu dùng Statin.
  • Một loạt các chấn thương cơ bắp. Trong những trường hợp hiếm gặp, viêm cơ có thể xảy ra. Trường hợp tệ nhất là sự phá hủy cơ bắp nhanh chóng này có thể dẫn đến suy thận.

Cholesterol và bệnh lý mạch máu

Hiện Bệnh viện Quốc tế City đang có chương trình khám miễn phí bệnh lý mạch máu từ ngày 20/8-31/12/2019.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị vui lòng liên hệ Bệnh viện Quốc tế City theo một trong các cách sau:

  • Điện thoại: Gọi số 028.6280.3333 (máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.

  •  Thời gian khám: Thứ Ba và Thứ Sáu hàng tuần. 

  • Gửi tin nhắn trên Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

  • Hotline: 0987853793

  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Khoa Mạch Máu Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 để đặt hẹn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/