2019-07-03 04:14:15
Việc thường xuyên ngồi lâu, ít vận động khiến dân văn phòng có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến cuộc sống hiện đại như suy giãn tĩnh mạch.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch như tuổi tác, béo phì, chế độ làm việc, mang thai nhiều lần, tiếp xúc với nắng nóng, mang giày cao gót hay diện những trang phục bó sát làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, khi nói đến suy giãn tĩnh mạch thì phần lớn do làm việc trong điều kiện ngồi lâu hay đứng lâu khiến máu trong các tĩnh mạch chân ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương các van, thành mạch.
Dấu hiệu nhận biết
Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi ở bắp chân, nặng chân, có khi cảm giác như kiến bò, nóng rát đặc biệt là về đêm. Ở giai đoạn đầu nhiều người thường bỏ qua vì bệnh không quá nghiêm trọng. Cho đến khi chân sưng phù, chuột rút, tê rần hai bắp chân, thông thường đến lúc đó búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da, loét da chân, viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, khó chữa trị.
Đi giày cao gót thường xuyên dẫn đến nguy cơ suy giãn tĩnh mạch
Chưa kể khi huyết khối tĩnh mạch sâu, chân đỏ, đau nhức nhối, ngứa, các huyết khối tĩnh mạch lúc này bị bong ra gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch ở chỗ khác. Người bệnh cần khám, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Theo các chuyên gia, thường xuyên ngồi lâu, ít vận động là đặc trưng dễ thấy của hầu hết những người làm công việc văn phòng. Do đó, nhóm đối tượng này có nguy cơ phải đối diện với bệnh lý liên quan đến cuộc sống hiện đại như suy giãn tĩnh mạch.
Ví như thường xuyên ngồi lâu trước máy tính, ít vận động, thêm thói quen ăn uống thiếu khoa học, diện giày cao gót mỗi ngày cao gót mỗi ngày dẫn đến đôi chân phải chịu áp lực lớn, làm cho tĩnh mạch bị suy yếu.
Chị Mây, nhân viên văn phòng tại một công ty ở Bình Dương chia sẻ: “Do đặc thù công việc tôi cũng hay mỏi chân, tê chân, nhưng mà lúc đó nghĩ do mình ngồi nhiều với đi giày cao gót thì ai cũng bị vậy thôi. Để ý thấy biểu hiện ngày càng nặng, thêm vào đó xuất hiện những tĩnh mạch li ti nổi lên nên tôi đến bệnh viện kiểm tra, may phát hiện sớm nên tôi điều trị kịp thời”.
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ khi thấy có dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch để được điều trị sớm
Cách hỗ trợ phòng ngừa bệnh
Các chuyên gia khuyến cáo, bất cứ trường hợp nào xuất hiện những triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch cũng nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời. Những đối tượng là dân văn phòng, giáo viên, thường xuyên phải đứng hay ngồi làm việc trong thời gian dài cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách thường xuyên vận động, đổi tư thế làm việc từ 30 đến 40 phút một lần, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế mặc đồ bó sát, đi giày cao gót.
Với trường hợp mới mắc, người bệnh có thể sử dụng vớ y khoa hoặc gel bôi để hỗ trợ điều trị ngay tại nhà.
Trung tâm Can thiệp mạch máu Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 – Máy nhánh 8535.
Website: www.cih.com.vn.