Đặt hẹn khám bệnh với TS.BS. Phạm Chí Lăng từ ngày 25/4
Wednesday 24 April 2024
TS.BS. Phạm Chí Lăng – Phó Chủ Tịch Hội Thay Khớp TP.HCM, bác sĩ Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình của Bệnh viện Quốc tế City có lịch khám từ ngày...
Monday 22 April 2024
Hội thảo Chăm sóc Mẹ và Bé sau sinh thu hút hơn 100 khách tham dự
Sáng nay, 20/4, Bệnh viện Quốc tế City đã tổ chức thành công hội thảo tiền sản chủ đề: “Chăm sóc Mẹ và Bé sau sinh”, với hơn...
Monday 22 April 2024
Thông báo Lịch nghỉ Lễ 30/4 và 01/5
Kính gửi Quý khách hàng Chào mừng đại Lễ Giải phóng miền Nam - thống nhất Đất nước (30/4) và Quốc tế Lao động (01/5), Bệnh viện...
Tuesday 16 April 2024
Hướng dẫn sơ cứu nạn nhân say nóng đúng cách
Hiện nay, thời tiết liên tục nắng nóng nhiệt độ đạt ngưỡng từ 38 - 40 độ C. Theo dự báo, mùa hè năm nay còn nhiều đợt nắng...
Saturday 13 April 2024
Hơn 100 khách tham dự hội thảo “Chẩn đoán và điều trị hiệu quả sỏi mật” ngày 13/04/2024
Sáng nay, 13/04/2024, Bệnh viện Quốc tế City đã tổ chức thành công Hội thảo “Chẩn đoán và điều trị hiệu quả sỏi mật” với...
Friday 12 April 2024
Thông báo Lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Kính gửi Quý khách hàng Chào đón Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), Bệnh viện Quốc tế City (CIH) trân trọng thông báo Lịch nghỉ Lễ...
Friday 12 April 2024
Livestream
Đau lưng là bệnh lý phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau cảm cúm. Ước tính hàng năm có 15-20% người trưởng thành có triệu...

Cứ 4 phút trôi qua sẽ có 1 người Mỹ chết do đột quỵ; còn tại Việt Nam, 5 phút sẽ có 1 người tử vong do bệnh này gây ra.

Nhưng dân số của Mỹ hơn 323 triệu người, trong khi của Việt Nam khoảng 90 triệu dân. 

Nếu tại Việt Nam, mỗi giờ có đến 12 ca chết do đột quỵ; trong khi 8 trong số 12 ca này hoàn toàn phòng ngừa được; thậm chí nếu được chẩn đoán sớm thì 10 – 12 ca này sẽ đi lại bình thường vào ngày hôm sau chứ không phải tử vong.

Đó là cảnh báo của bác sĩ Mahen Nadarajah (Singapore) – chuyên gia Can thiệp nội mạch nổi tiếng thế giới, phụ trách Trung Tâm Can Thiệp nội mạch Angio Suite của Bệnh viện Quốc tế City.

 Bác sĩ Mahen Nadarajah (Singapore) – chuyên gia Can thiệp nội mạch nổi tiếng thế giới, phụ trách Trung Tâm Can Thiệp nội mạch Angio Suite của Bệnh viện Quốc tế City.

Theo bác sĩ Mahen Nadarajah, thành mạch máu của người châu Á nhỏ và mỏng hơn người châu Âu nên nguyên nhân đột quỵ dễ xảy ra hơn người châu Âu.

THAY ĐỔI LỐI SỐNG LÀM NGUY CƠ ĐỘT QUỴ TĂNG CAO

Đặc biệt, kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhiều gia đình có điều kiện ăn uống tốt hơn, tiếp cận nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chứa cholesterol xấu... sẽ dễ đột quỵ hơn, nhất là đột quỵ ở người trẻ ngày càng nhiều.

Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ chưa rõ ràng, do đó những đối tượng trên 45 tuổi, nhất là người thường xuyên hút thuốc, béo phì... nên tầm soát nguy cơ đột quỵ.

Và nếu bắt gặp 1 trường hợp bị đột quỵ, người xung quanh nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, tốt nhất là trong 3 giờ đầu – thời gian vàng để điều trị đột quỵ tốt hơn, cứu sống người bệnh dễ hơn. Nếu bệnh nhân nhập viện trễ sau mỗi giờ thì mất thêm 3,65  năm tuổi thọ.

Người nhà không nên sử dụng các loại thuốc đông y từ Trung Quốc rao bán trên mạng; vì hiệu quả không cao như thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân để đánh tan cục máu đông; trong khi chi phí không rẻ.

Mặt khác, đối với bệnh nhân đột quỵ thể nhồi máu não, người nhà có thể cho bệnh nhân uống ngay 2 viên aspirin.Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường nhưng chứa hoạt chất giúp ức chế tập kết tiểu cầu; từ đó làm giãn sự kết dính của cục máu đông, giúp người bệnh hạn chế tối đa biến chứng của đột quỵ.

Với người bệnh đột quỵ có biến chứng liệt người, cứng hàm không uống được thuốc, người nhà có thể giã thuốc ra, pha với nước và nhỏ vào miệng bệnh nhân.

Bác sĩ Mahen Nadarajah cho biết trên thế giới đã có hơn 100 bài báo y khoa nghiên cứu về thuốc aspirin sơ cứu người bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, việc uống thuốc aspirin chỉ hỗ trợ, do đó quan trọng phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.