Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Bạn đã hiểu rõ về nhiễm khuẩn HP?

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại phổ biến trong cộng đồng. Từ sau năm 1982, 2 nhà khoa học Marshall và Warren đã phát hiện ra vi khuẩn Hp (H.pylori) chính là nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng. Các yếu tố như stress, chế độ ăn uống, hút thuốc lá có thể xem là các yếu tố thúc đẩy làm trầm trọng thêm tình trạng loét. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên nhân và cách phát hiện bệnh như thế nào?

Loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét đường tiêu hóa là ổ loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng.

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa gồm: Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori và Không do nhiễm khuẩn (miễn dịch và hóa chất), ví dụ như sử dụng corticoid thuốc thuốc kháng viêm non-steroid lâu dài. Hiếm gặp là do khối u ác tính hay lành tính trong dạ dày, tá tràng hoặc tụy.

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)

H.pylori là xoắn khuẩn có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng bằng cách phá hủy lớp màng nhầy bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Ngay khi H.pylori phá hủy lớp màng nhầy, acid dạ dày có thể tiếp cận niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng và gây ra loét.

Vi khuẩn Hp gây loét dạ dày tá tràng

Người nhiễm H.pylori dễ phát triển Loét dạ dày tá tràng. Phần lớn chúng ta nhiễm H.pylori từ lúc còn nhỏ và duy trì trong nhiều năm. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Một số người cho rằng không cần quan tâm tới vi khuẩn H.pylori khi nó chưa gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng nghiên cứu thuyết phục về hậu quả và biến chứng của việc nhiễm H.pylori trong thời gian dài như loét dạ dày tá tràng, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày… đã cho thấy tính hiệu quả khi được điều trị tiệt trừ H.pylori mang lại cho bệnh nhân, cả về sức khỏe lẫn kinh tế.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loét đường tiêu hóa

Đau âm ỉ hoặc nóng dạ dày là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh cảm thấy đau bất cứ lúc nào giữa rốn và xương ức. Đau thường xảy ra khi dạ dày rỗng, ví dụ giữa các bữa ăn hoặc ban đêm. Cơn đau tạm giảm đi sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid, kéo dài từ vài phút đến vài giờ; đau lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó.

Các triệu chứng khác gồm: Đầy bụng, ợ hơi, thay đổi cảm giác thèm ăn, nôn, buồn nôn, giảm cân.

Các dấu hiệu của biến chứng loét dạ dày tá tràng

Các dấu hiệu có thể biểu hiện rầm rộ hoặc âm thầm cho tới khi người bệnh thể hiện rõ các triệu chứng trên lâm sàng như khó thở, chóng mặt hoặc cảm giác xỉu, có máu đỏ trong phân hoặc phân đen, có máu đỏ trong chất nôn ra hoặc có màu cà phê, đau dạ dày đột ngột, dai dẳng và nặng nề.

Các biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng

Có 4 biến chứng thường gặp như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: tình trạng chảy máu của đường tiêu hóa kém.
  • Hẹp hậu môn vị.
  • Thủng dạ dày khi ổ loét phát triển sâu hơn và phá vỡ hoàn toàn vách dạ dày hoặc tá tràng. Viêm phúc mạc khi tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng phát triển vào phúc mạc- lớp niêm mạc của ổ bụng.
  • Ung thư dạ dày.

Bệnh loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán như thế nào?

Tiền sử bệnh

Có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ hỏi xem bệnh nhân có sử dụng các thuốc corticoid hoặc khám viêm non-steroid không, hoặc tiền sử gia đình.

Khám thực thể: người bệnh thường biểu lộ điểm đau vùng thượng vị.

Khám thực thể có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh loét dạ dày tá tràng và một số bệnh lý khác.

Xét nghiệm

Các test dùng để phát hiện H.pylori gồm: Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, test thở C13 và xét nghiệm phân. Xét nghiệm phân và test thở phát hiện H.pylori chính xác hơn xét nghiệm. Xét nghiệm này rất quan trọng vì việc điều trị loét dạ dày tá tràng do H.pylori sẽ khác với loét đường tiêu hóa do thuốc kháng viêm non- steroid.

Xét nghiệm máu: có thể cho biết sự hiện diện của H.pylori.

Test thở ure: để làm test này bệnh nhân sẽ uống một chất lỏng đặc biệt có chứa ure- sản phẩm cơ thể tạo ra khi tiêu hóa protein. Nếu có H.pylori hiện diện, vi khuẩn này sẽ chuyển ure thành CO2 trong không khí thở ra sẽ cho biết mức độ nhiễm H.pylori.

Xét nghiệm phân: Phân tích mẫu phân có thể cho biết sự hiện diện của H.pylori.

Nội soi đường tiêu hóa trên

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào thực quản của bệnh nhân đi vào dạ dày và tá tràng. Camera sẽ truyền hình ảnh vào màn hình cho phép kiểm tra cặn kẽ niêm mạc đường tiêu hóa. Bệnh nhân có thể dùng thuốc gây mê dạng dung dịch hoặc xịt vào họng trước khi nội soi. Hoặc dùng thuốc an thần đường tiêm tĩnh mạch để giúp bệnh nhân thư giãn, thoải mái khi nội soi. Nội soi chỉ ra các dấu hiệu của viêm, trợt, ổ loét và những dấu vế Ung thư trong niêm mạc dạ dày. Nội soi giúp theo dõi tổn thương dạ dày. Làm sinh thiết để nhận biết sự hiện diện của H.pylori.

 

Khoa Nội soi của Bệnh viện Quốc tế City được thiết kế để đáp ứng tính riêng tư, tiện nghi và sự an toàn cho người bệnh. Bên cạnh đó là sự tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt trong tiệt khuẩn và khử khuẩn để ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh qua dụng cụ nội soi cho bệnh nhân và nhân viên y tế:

  • Các khu nội soi, trước soi / sau soi, rửa ống soi nằm tách biệt.
  • Ống soi được rửa bằng máy tự động
  • Kềm sinh thiết và dụng cụ hỗ trợ nội soi được tiệt khuẩn bằng khí EO và Plasma
  • Sử dụng CO2 trong nội soi
  • Hệ thống lọc không khí và thông khí áp lực âm: Lọc không khí, tạo áp lực âm và hoán chuyển không khí nên hoàn toàn sạch và không có mùi hóa chất khử khuẩn thường thấy tại đa số các trung tâm nội soi.
Các Hoạt Động Mũi Nhọn Của Khoa:
  • Nội soi không đau (an thần, dùng khí Co2)
  • Nội soi tầm soát, phát hiện sớm ung thư dạ dày, đại tràng.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi mật.
  • Xét nghiệm hơi thở tìm vi khuẩn H. pylori bằng carbon C13 không có hoạt tính phóng xạ.

 

Bệnh viện Quốc tế City: Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (028) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.
Website: www.cih.com.vn.